CHÚNG TÔI CAM KẾT 100% CHIM YẾN SẺ VÀO NHÀ BẠN Ở VÀ LÀM TỔ

1/ TƯ VẤN KHẢO SÁT THIẾT KẾ NHÀ NUÔI YẾN MIỄN PHÍ.
2/ THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ NUÔI YẾN.
3/ CẢI TẠO NHÀ YẾN KHÔNG CÓ CHIM VÀ KÉM HIỆU QUẢ.
4/ CUNG CẤP THIẾT BỊ NUÔI YẾN.
5/ MUA BÁN TỔ YẾN

LIÊN HỆ:

Đỗ Trung Kiên
ĐT: 0903393508
Mail: Kiendo9@gmail.com
TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương....

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Cơ hội làm giàu từ nuôi chim yến

Người nghiên cứu thành mô hình nuôi yến ở Bình Phước là bác sĩ Huỳnh Kim Tiền, chủ DNTN Hồng Đức

Những nhà nuôi chim yến ở Đồng Xoài, Bình Phước
* Chuyên trang kinh tế phát triển: Ông là bác sĩ, phó giám đốc Sở Y tế, hiệu trưởng của một trường trung học y tế tại Bình Phước, vì sao lại đi nghiên cứu mô hình nuôi chim yến lấy tổ?

- Ông Huỳnh Kim Tiền:

Tôi sinh ra và lớn lên tại “vương quốc” chim yến Nha Trang - Khánh Hòa, từ nhỏ đã được theo cha chú của mình đi ra đảo lấy tổ yến. Tôi ấp ủ ước mơ nuôi yến ngay trong ngôi nhà của mình. Đến tuổi trưởng thành, tôi về Đồng Xoài – Bình Phước lập nghiệp. Tình cờ cách đây khoảng 10 năm, tôi đã đọc được thông tin người dân Indonesia nuôi được chim yến trong nhà rất thành công. Không quản ngại xa xôi, tôi tạm gác công việc, “khăn gói” sang học hỏi, nghiên cứu về mô hình nuôi yến. Về nước, một mình tôi lặn lội ra các hòn đảo ở Khánh Hòa để tìm hiểu các “ngôn ngữ” của chim yến. Hàng năm trời, xuôi ngược nhưng nhiều lần thất bại về mô hình này, thậm chí tôi còn bắt yến về nuôi để làm tổ nhưng cũng thất bại nặng nề vì yến không thể sống ở đất liền. Năm 2005, tôi đã quyết định xây nhà cho yến tại nhà của mình. Không ngờ, sau một thời gian chờ đợi, yến bắt đầu về làm tổ.
* Trời không phụ lòng người, ông có thể chia sẻ về những thành công của mình?
- Ngoài xây nhà cho yến đúng với kỹ thuật, yếu tố quan trọng nhất là tạo ra âm thanh của yến khi gọi bạn tình. Lúc đầu về Bình Phước, tôi tính làm thử nghiệm thôi vì thời tiết ở đây khó lắm và nhìn trên bầu trời  chẳng thấy yến đâu, tuy nhiên sau một thời gian nghiên cứu thấy thỉnh thoảng cũng có yến về thì tôi quyết định xây nhà cho yến luôn. Khi xây nhà cho yến, mọi người cứ nghĩ là tôi đang bị bệnh hoang tưởng. Để dẫn được yến vào làm tổ sinh sản thì nhà yến phải giống như hang yến tự nhiên. Từ độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng đến âm thanh đặc trưng của loài yến mà mình ghi âm được cuốn hút chim yến... Trong ngôi nhà của yến, tôi có lắp hệ thống phun sương, tạo độ ẩm để duy trì nhiệt độ luôn ở dưới 30 độ C. Vì học “ngôn ngữ” của yến, tôi đã phải lặn lội cả tháng trời ra đảo khơi, cùng ăn, cùng ngủ với chim yến để biết được tập tính, lối sống của nó, đặc biệt là ghi âm cho được thứ “ngôn ngữ” riêng biệt.
* Được biết, ông là người đầu tiên ở Bình Phước nghiên cứu thành công về mô hình nuôi yến. Vậy ông có dự định truyền lại những bí quyết này cho những ai đam mê về yến?
- DNTN Hồng Đức luôn sẵn sàng tư vấn, cung cấp và lắp đặt thiết bị nhà yến, gọi yến, ấp nở, nhân, tách bầy đàn yến. Hiện nay, có 3 loại yến mà tổ có thể ăn được. Tổ yến màu trắng được kết từ nước bọt của chim yến hàng. Tổ yến màu đen có khoảng 10% lông cơ thể và 90% là nước bọt của chim bố, mẹ. Loại thứ 3 là yến rêu gồm rác và nước bọt của yến lẫn lộn. Trong thành phần tổ yến có chứa hàm lượng protein rất cao (45% - 55%), trong đó có chứa tới 18 loại acid amin, một số  hàm lượng cao như: acid, aspartic serine, tyrosine, phenylalamine, valine arginine, leucine… Đặc biệt, acid syalic với hàm lượng 8,6% và tyrosine là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu. Hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu dùng yến sào điều trị các bệnh ung thư và HIV/AIDS vì phát hiện có một số chất kích thích sinh trưởng tế bào bạch cầu ngoại biên trong yến sào.

Mặt hàng đắt giá nhất trên thị trường thế giới

Yến sào luôn được coi là cao lương mỹ vị, mặt hàng đắt giá trên thị trường thế giới. Giá tổ yến không ngừng tăng cao theo từng thời kỳ. trong khoảng 30 năm trở lại đây, 1 kg tổ yến đã tăng đến 10 lần, từ 500 - 600 USD năm 1978 đến 3.000 - 4.000 USD năm 2004 và bây giờ 1 kg tổ yến có thể đạt tới 6.000 - 6.500 USD. Bằng nhiều phương pháp phân tích, các nhà khoa học đã tìm ra giá trị bổ dưỡng của yến sào. Yến sào được biết đến nhiều nhất với các tác dụng làm đẹp da, kích thích phát triển và trẻ hóa tế bào, bổ phổi, tăng cường sinh lực, tăng cường hồng cầu và huyết sắc tố, tăng cường hệ miễn dịch, tình dục, cải thiện giọng nói, tăng cường tập trung, phục hồi siêu vi B, C… tiêu đờm, viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường… Để chia sẻ những thành công của mình với những ai có nhu cầu nuôi chim yến có thể liên hệ TTƯT - bác sĩ Huỳnh Kim Tiền, DNTN Hồng Đức, địa chỉ: Hải Thượng Lãn Ông, xã Tiến Thành, thị xã Đồng Xoài - Bình Phước, điện thoại: 0914.428607 - 0948990758 để được cố vẫn kỹ thuật.
 Xuân Toàn thực hiện( Báo người lao động)

Làm giàu bằng nghề nuôi yến trong nhà



Làm một căn nhà ba tầng xong rồi... bỏ hoang! Đến hai năm sau, nếu dụ được 50 - 60 cặp yến về ở thì coi như bước đầu thành công. Giá tổ yến nuôi ở Gò Công dao động khoảng từ 32 triệu - 42 triệu đồng/kg.

Một ngôi nhà bình thường? - Không, đây là nhà nuôi chim yến ở Gò Công (Ảnh: Trí Quang)
Gần đây, trong một lần công tác Gò Công, thấy có những căn nhà cao tầng kỳ lạ, có mặt tiền trông giống như những căn nhà phố kế bên, cũng xây cao 3-4 tầng lầu.

Nhìn kỹ, mới thấy phía sau mặt tiền nhà này, chủ nhà xây nối dài những vuông nhà bít bùng, vách không cần sơn phết, xung quanh có nhiều lỗ thông hơi hình tròn cỡ miệng chén. Đặc biệt, có những ô cửa vuông hun hút, bên trong tối om.

Một người dân ở đây nói chiều nào cũng vậy, chim yến nườm nượp bay về những căn nhà nói trên. Vào những lúc mưa giông, yến tụ về đó đen kịt. Hỏi ra mới biết, đó là những căn nhà nuôi yến của các “đại gia” miệt Gò Công.

Dụ yến vào nhà

Ở huyện Gò Công Tây, có một ngôi nhà năm tầng mà đã có bốn tầng dành cho chim yến ở, ước tính có tới hàng vạn con. Đó là nhà của ông Mười Thiết (Trần Văn Thiết) tại ấp Khương Ninh, xã Long Bình.

Ông Mười nói: Cách nay hơn 20 năm, bỗng nhiên có một đàn yến bay về đáp vào các tầng lầu rồi làm tổ, đẻ trứng nhưng lúc đó ông không hề để ý. Đến khi biết được giá trị của yến sào, ông mới bắt đầu quan tâm cho tu bổ, thiết kế lại nhà cửa theo đúng qui cách và phù hợp với tập tính sinh thái của chúng. Đến nay, đàn yến đã phát triển nhiều vô số kể.

Chim yến tụ về trong nhà dân ở Gò Công
Hiện nay, ở Gò Công có 2 mô hình nuôi chim yến. Một là nuôi tự nhiên như đàn yến của ông Mười Thiết, nhưng mô hình này rất hiếm. Hai là dùng phương pháp dẫn dụ. Trước hết phải nhờ tư vấn, họ thiết kế sao cho ngôi nhà đúng qui cách, rồi dùng máy phát ra âm thanh gọi bầy để dụ yến về.

Anh Nguyễn Văn Mến, một chủ nuôi yến ở Gò Công Tây tiết lộ, phải trang bị bên trong đủ mọi điều kiện cần thiết - theo kiểu nói của dân nuôi yến là "sang như khách sạn" - mới dụ yến về được.

Máy phát âm thanh dụ yến về nhà (Ảnh: Báo ảnh Đất Mũi)
Kế đó, phải có nhạc để dụ yến. Nhạc phát qua những cái loa nhỏ xíu gắn gần tổ yến, rồi phải gắn lên trần nhà những hộp vuông bằng gỗ chuyên dùng phù hợp với tập quán của yến. Nói nôm na là ngăn phòng cho từng cặp vô ở. Muốn cho yến làm tổ phải làm trước cái tổ giả y như thiệt, yến tưởng tổ của chúng thì mới chịu vô ở. Làm một căn nhà ba tầng, bỏ hoang đến hai năm sau, nếu dụ được 50-60 cặp yến về ở coi như bước đầu thành công.

“Tuy nhiên, số trường hợp “dụ” yến thành công ở vùng đất Gò Công này chỉ khoảng 50%. Nhiều người đầu tư hàng tỷ đồng xây nhà 3 tầng, trang bị đầy đủ thiết bị cùng với thuê công ty tư vấn, nhưng vẫn thất bại”, anh Mến cho biết thêm.

Anh Thanh ở thị xã Gò Công, một người chuyên sang đĩa CD dẫn dụ yến, cho biết: Khi những con yến trưởng thành nhận được tín hiệu phát ra từ đĩa, chúng sẽ tự động tách bầy. Lúc đầu chúng chỉ thám thính, sau đó mới quay lại tìm chỗ “cư trú” và sống với nhau thành đàn.

“Bằng kinh nghiệm riêng, sau một thời gian chăm sóc yến, có người đã biết “gọi yến vào nhà”, anh Thanh nói. Ngay cả tiếng kêu sáng hoặc chiều của yến, họ cũng đoán được chúng đang cần gì, đang gọi đàn hay gọi tình.

Lãi cao...

Ông Mười Thiết phấn khởi cho biết, các công ty ở Khánh Hòa đã đánh giá chất lượng yến sào ở Gò Công rất tốt, không thua gì ở các nơi khác. Ông còn tiết lộ, nghề nuôi yến hiện nay lợi nhuận rất cao nhưng muốn thành công, người nuôi phải say mê và nắm vững kỹ thuật, nhất là môi trường xung quanh phải ổn định, xa tiếng ồn. Đặc biệt, thời gian khai thác phải hợp lý, tránh lấy tổ lúc chim mới đẻ trứng hoặc con vừa mới nở.

Tổ yến Gò Công nuôi trong nhà giá tuy thấp hơn yến ngoài tự nhiên như ở Khánh Hòa, nhưng giá cũng từ 32 - 42 triệu đồng/kg. Trong ảnh: Yến ngoài tự nhiên (ảnh nhỏ phía trên, góc phải là một tổ yến tự nhiên)
Hiện nay, giá 1 kg tổ yến Gò Công dao động khoảng 32 triệu đồng, nếu làm sạch sẽ thì giá của nó lên đến 42 triệu đồng. Riêng loại tổ yến ở tỉnh Khánh Hòa giá rất cao khoảng 60 triệu đồng/kg, nên nhiều người vẫn gọi tổ yến là “vàng trắng”. Đây là nguồn lợi nhuận rất cao mà các ngành nghề khác khó có thể sánh bằng, nên kích thích nhiều hộ dân muốn tìm cách nuôi yến trong nhà.

Hiện các ngành chức năng vẫn chưa quan tâm nhiều đến nghề này, chưa có kế hoạch phát triển lâu dài mô hình nuôi chim yến trong nhà. Việc cập nhật thông tin về kỹ thuật nuôi chim yến cũng chưa được quảng bá rộng rãi. Đa phần hộ nuôi chim yến là tự phát, tự mày mò học hỏi kinh nghiệm của nhau.

Nếu nhà nước có kế hoạch hỗ trợ, thì đây sẽ trở thành một mô hình làm ăn bền vững: Vừa tạo công ăn việc làm cho cư dân địa phương, vừa tăng thêm kim ngạch xuất khẩu cho nước nhà.

Nuôi yến trong nhà: Khó nuôi, nhưng dễ khai thác, lãi cao


Xưa kia, ai cũng nghĩ rằng chim yến chỉ sinh sống và làm tổ ngoài đảo xa bờ, nhưng gần đây đã có nhiều gia đình nuôi yến ngay tại nhà mình như ở Cà Mau, Kiên Giang, Tiền Giang. Riêng khu vực Gò Công hiện nay, có hơn 10 cơ sở nuôi yến mang lại hiệu quả khả quan.

Vùng ven biển Gò Công là nơi thoáng đãng, khí hậu trong lành, nhiều phù du và côn trùng. Có lẽ đó là những yếu tố thích hợp giúp cho chim yến tìm đến cư trú. Chim yến Gò Công nhỏ như chim sẻ, nhưng khỏe và sức bay bền. Chúng thường sống có đôi, mỗi năm thường đẻ ba lần, mỗi lần 2 trứng. Loài chim này không thể đậu trên cành mà mỗi khi đáp xuống, chúng chỉ treo mình trên vách đá hoặc tường nhà bằng đôi chân ngắn, bé bỏng. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn nuôi chim yến, bí quyết để thành công trong việc dẫn dụ chim yến trước hết là kỹ thuật dẫn dụ yến vào nhà, kế đến là môi trường phải thoáng mát, sạch, yên tĩnh, ít người lui tới, trừ lúc làm vệ sinh hoặc chăm sóc các tổ chim non. Những khung cây, ván dành cho chim làm tổ phải mềm và tuyệt đối không có mùi vị khác thường.

Yến làm tổ bằng chính nước bọt của chúng tiết ra rồi tự kéo thành sợi nhỏ, cuộn lại giống hình vỏ sò gọi là yến sào (tổ yến). Sau khi chế biến, nó sẽ trở thành một loại thực phẩm quý hiếm mà xưa kia đã từng được xếp vào hàng “bát trân”. Nghề lấy tổ yến ngoài biển đảo rất vất vả vì phải leo lên giàn giáo thật nguy hiểm, còn tổ yến trong nhà rất dễ khai thác, chỉ cần biết bóc tách sao cho tổ còn nguyên vẹn là được. 
                                                                  

(Theo Trí Quang, Báo Dất Việt)

Không được xây mới nhà nuôi chim yến



TT - Thông tin từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM cho biết sở này vừa có văn bản gửi nhiều cơ quan chức năng, quận huyện về việc đề nghị theo dõi, kiểm tra xử lý và quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước đối với việc xây dựng, phát triển các nhà nuôi chim yến lấy tổ.
Đồng thời yêu cầu tăng cường tuyên truyền, vận động, ngăn chặn xây mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhà ở thành nhà dẫn dụ, gây nuôi chim yến để chờ quy hoạch của TP.

Nhiều nhà nuôi chim yến được xây dựng tại huyện Cần Giờ, TP.HCM - Ảnh: TRẦN MẠNH
Theo sở, đến nay UBND TP chỉ mới chấp thuận nuôi chim yến thí điểm mười nhà tại xã Tam Thôn Hiệp (huyện Cần Giờ). Sau khi thí điểm này được đánh giá, UBND TP mới xem xét, quyết định về chủ trương quy hoạch nuôi chim yến ở TP. Tuy nhiên, thực tế cho thấy số nhà nuôi chim yến đã vượt xa con số được thí điểm.

 20/09/2012( Theo Báo Tuổi Trẻ)
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...