CHÚNG TÔI CAM KẾT 100% CHIM YẾN SẺ VÀO NHÀ BẠN Ở VÀ LÀM TỔ

1/ TƯ VẤN KHẢO SÁT THIẾT KẾ NHÀ NUÔI YẾN MIỄN PHÍ.
2/ THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ NUÔI YẾN.
3/ CẢI TẠO NHÀ YẾN KHÔNG CÓ CHIM VÀ KÉM HIỆU QUẢ.
4/ CUNG CẤP THIẾT BỊ NUÔI YẾN.
5/ MUA BÁN TỔ YẾN

LIÊN HỆ:

Đỗ Trung Kiên
ĐT: 0903393508
Mail: Kiendo9@gmail.com
TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương....

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ NUÔI YẾN TẠI KIÊN GIANG

Trước phong trào nuôi chim yến trong nhà đang phát triển mạnh tại tỉnh, mới đây UBND tỉnh Kiên Giang đã tổ chức buổi làm việc để xem xét tình hình phát triển nuôi chim yến trong nhà và xem xét đề nghị đầu tư vào lĩnh vực này của một số doanh nghiệp ngoài tỉnh. Dưới đây, xin giới thiệu bài viết phản ánh đôi nét về vấn đề còn khá mới mẻ này…


Yến sào là gì? Nói đến yến sào chắc ai cũng đã nghe qua. Yến sào, hay tổ chim yến, là tên một loại thực phẩm - dược phẩm nổi tiếng. Đây là món cao lương mỹ vị của một số quốc gia. Món yến sào đã được người Trung Hoa tiêu thụ từ cách đây 400 năm. Tổ yến được thu hoạch là tổ chim trắng Aerodramus fuciphagus và tổ chim yến đen Aerodramus maximus. Theo thông tin từ một số website, tổ chim yến được xây trong mùa sinh sản và do con trống xây trong khoảng 35 ngày. Tổ được xây dính vào thành hang đá, nhà. Tổ yến bao gồm nhiều phiến mỏng được dệt từ nhiều sợi tơ bằng nước bọt chim yến và bện vào nhau. Tổ trắng và tổ màu hồng máu được cho là giàu dinh dưỡng hơn và quý hơn. Yến sào được cho là thần dược chữa được nhiều bệnh như tăng cường tình dục, cải thiện giọng nói, tăng cường miễn dịch, tăng cường tập trung. Các thông tin nghiên cứu cho thấy, yến sào là hợp chất bao gồm 2 yếu tố chính: glyco và protein. Phần glyco bao gồm 7 loại, cơ thể dễ hấp thụ. Phần protein có chứa nhiều acid amin không thay thế, mà cơ thể không tổng hợp được. Đặc biệt, acid syalic với hàm lượng 8,6% và Tyrosine là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu.

Nghề nuôi yến trong nhà đã phát triển tại một số nước Đông Nam Á. Indonesia là nước sản xuất tổ yến nhiều nhất, chiếm khoảng 60% sản lượng thế giới với trên 100 tấn tổ yến. Thái Lan đứng thứ hai, chiếm khoảng 20% sản lượng thế giới. Hiện thị trường thế giới hàng năm cần khoảng trên 200 tấn tổ yến.

Ở Việt Nam, các địa phương có yến sào tự nhiên là một số hòn đảo của một số tỉnh Nam Trung Bộ như tỉnh Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa....sản lượng yến còn dựa vào nguồn lợi tự nhiên, khoảng 3,5-4 tấn/năm. Gần đây, một số nơi đã nuôi yến trong nhà trong thành phố để thu hoạch yến sào mà đặc biệt là tại thành phố Nha Trang, Đà Nẵng. Những căn nhà nuôi yến được cải tạo để gần giống với điều kiện tự nhiên nơi yến thường hay làm tổ. Nuôi yến trong nhà là nghề có thu nhập cao. Hiện nay tổ chim yến nuôi có giá thị trường 1.800 USD/kg. Chỉ cần 100 tổ yến, tức 200 con làm tổ, là đã có được số tiền này. Vì hiệu quả kinh tế cao do đó phong trào nuôi yến trong nhà đã bắt đầu có dấu hiệu phát triển khá mạnh ở nhiều địa phương dọc duyên hải miền Trung trở vào phía Nam và chủ yếu vẫn là phương pháp gọi yến thiên nhiên vào nhà và đang hình thành một nghề mới: nuôi chim yến trong nhà. Chi phí đầu tư căn nhà nuôi chim có diện tích khoảng 300 mét vuông là khoảng trên dưới 800 triệu đồng, tuy nhiên không phải ngôi nhà gọi yến nào cũng thành công.

Tại Kiên Giang, chim yến bắt đầu di trú về nhiều, đặc biệt là từ sau cơn bão số 5 (Linda) năm 1997. Qua ghi nhận tại một số đảo, một số đô thị, trong đó có thành phố Rạch Giá nói riêng có số lượng chim yến di trú nhiều hơn. Thực tiễn chim yến là tài nguyên quý của Quốc gia, có giá trị kinh tế cao cho dân cư.

Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, Nhà nước chưa có văn bản nào định hướng và quy định về việc nuôi chim yến. Về các tài liệu về dịch tễ thì cũng chưa nêu bệnh, dịch do chim yến truyền bệnh, nhưng một số loại chim khác qua những đợt dịch cúm gia cầm trên thế giới đã ghi nhận bệnh dịch. Do chưa có quy định của Nhà nước, nên trong đô thị một số địa phương, trong đó có thành phố Rạch Giá có chim yến di trú ngày càng nhiều, người dân tự phát đã và đang đầu tư nuôi chim yến lấy tổ và có xu thế phát triển khá nhanh. Kết quả bước đầu của việc nuôi chim yến lấy tổ mang lại đã tạo sự phấn khởi cho người dân.

Tuy chưa có văn bản quy định của Nhà nước, chưa ghi nhận chim yến gây dịch, bệnh; nói như vậy không có nghĩa không có khả năng gây dịch bệnh từ chim yến. Trường hợp dịch bệnh xảy ra thì việc xử lý, cách ly sẽ rất khó khăn; việc xử lý sẽ khác so với xử lý các dịch bệnh như cúm A (H1N1), A (H5N1) và sẽ khó khăn hơn nhiều, đồng thời để đảm bảo yếu tố môi trường cho dân cư xung quanh đặc biệt là những nơi đông đúc dân cư. Do vậy cần thiết phải có văn bản của chính quyền địa phương định hướng phát triển và khuyến khích phát triển đàn chim yến trên địa bàn tỉnh nhằm tăng thêm lợi ích kinh tế và tạo cảnh quan, tạo sản phẩm du lịch cho phát triển du lịch.

Để định hướng cho sự phát triển nuôi chim yến tại tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới, tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Văn Hà Phong đã kết luận: Văn bản của chính quyền phải có định hướng cho phát triển nhằm mục tiêu phát triển nhanh, phát triển mạnh mẽ việc nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh nhưng phải giữ được tính phát triển bền vững, hiệu quả và tránh được: Sự đầu tư lãng phí của người nuôi. Tránh bị thiệt hại của người nuôi khi có dịch tễ xảy ra. Không ảnh hưởng đến môi trường dân cư xung quanh. Do đó UBND tỉnh đã giao cho Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì cùng các ngành liên quan đi học tập, tham quan kinh nghiệm quản lý Nhà nước tại một số địa phương phía Nam, nhất là phát triển nhà nuôi chim yến trong đô thị. Sau khi kết thúc khảo sát, học tập, tham quan kinh nghiệm; Sở Khoa học và Công nghệ cùng các cơ quan liên quan tham mưu xây dựng văn bản quản lý theo định hướng nói trên. Công việc này phải hoàn thành trong tháng 10/2009 để có báo cáo UBND tỉnh và để thông qua Thành viên UBND tỉnh cho ý kiến trước khi ban hành.

Hoàng Nam

VINA YẾN

Ngày 03/7/2012, UBND tỉnh ban hành công văn số 2285/UBND-KT Thỏa thuận địa điểm để Công ty TNHH Đầu tư sinh thái Vina Yến đầu tư Dự án cụm nuôi yến, trồng lan và nuôi cá tại xã Tân Lập – huyện Cần Giuộc – tỉnh Long An, với diện tích khoảng 3,04 ha.
Theo công văn này, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp các ngành chức năng liên quan hướng dẫn Công ty Công ty TNHH Đầu tư sinh thái Vina Yến lập đầy đủ thủ tục về đất đai và môi trường theo quy định của pháp luật; Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp các ngành chức năng liên quan và chính quyền địa phương hướng dẫn Công ty TNHH Đầu tư sinh thái Vina Yến lập đầy đủ thủ tục hồ sơ đầu tư theo quy trình, đúng quy định của pháp luật. Công ty TNHH Đầu tư sinh thái Vina Yến có trách nhiệm tuân thủ theo nội dung quy hoạch xây dựng Khu Đông Cần Giuộc khi quy hoạch này triển khai (theo cam kết của công ty tại văn bản số 09/CV-VNY.12 ngày 22/5/2012)

Đến ngày 30/3/2013, Công ty TNHH Đầu tư sinh thái Vina Yến phải hoàn tất thủ tục về đất đai, đầu tư, môi trường, xây dựng và triển khai hoàn thành dự án, nếu quá thời hạn mà dự án chưa đi vào hoạt động thì Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh để thu hồi chủ trương trên. Ngoài ra định kỳ hàng tháng, Công ty TNHH Đầu tư sinh thái Vina Yến phải báo cáo UBND huyện Cần Giuộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường về tiến độ hoàn thành các thủ tục và triển khai đầu tư của dự án kể từ ngày UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho đến khi dự án được đưa vào khai thác sử dụng.
(Tin từ : Cổng thông tin điện tử tỉnh Long an)



Ồ ẠC ĐỤC TƯỜNG LÀM NHÀ NUÔI YÊN TẠI BÌNH DƯƠNG

Hàng loạt đất nền rao khuyến mãi lớn song ít người ngó đến, trong khi hàng loạt ngôi nhà phố bạc tỷ được đục tường, đục lỗ để nuôi chim yến, còn những người có nhu cầu mua đất để ở thật sự thì “săn lùng” không ra - đó là sự trái nghịch của thị trường bất động sản ở Bình Dương thời điểm này.

Sau mô hình nuôi chim yến ở núi nhân tạo thuộc Khu du lịch Đại Nam khá thành công, phong trào nuôi yến tại Bình Dương bùng phát mạnh. Nhiều khu dân cư, nhà phố ồ ạt chuyển tính năng sử dụng, đục tường nuôi chim yến.

Có thể nói, phong trào nuôi chim yến đã và đang phát triển tại nhiều tỉnh, thành miền Đông Nam bộ, nhưng trên thực tế không nhiều mô hình nuôi thành công. Việc đục các căn nhà lầu bạc tỷ để "chơi" với yến xem ra cũng khá mạo hiểm.

Qua tìm hiểu, đất nền ở Bình Dương không hề thiếu khi những lời mời mua đất được rao nhan nhản trên mạng và dán khắp các ngả đường, con phố. Hiện giá đất nền đô thị tại Bình Dương hạ nhiệt xuống còn 1,5-2 triệu đồng/m2, thậm chí khi mua còn được khuyến mãi lớn như “mua ngay tặng bộ móng thêm 80 triệu đồng.” Thế nhưng, những người có nhu cầu mua đất để ở thì không dám "sờ" vào những loại đất nền của các khu dân cư vì nếu mua đất nền thì phải tuân thủ xây nhà đúng quy hoạch, đúng số tầng theo quy định tùy theo từng dãy phố.

“Mua đất nền khoảng 300 triệu, sau đó đầu tư gấp thêm 3-4 lần tiền nữa để xây nhà thì không ai đủ sức” - ông Nguyễn Danh Thắng, một người người dân ở thị xã Thủ Dầu Một đang đi tìm mua đất cho biết.

Vậy là việc quy hoạch, ràng buộc trong xây dựng ở các khu dân cư với không gian, kiến trúc, kích thước của các căn nhà phố lại trở thành một “rào cản” khá lớn trong việc bán đất nền và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hấp dẫn của các dự án đất nền đô thị đối với những người dân có nhu cầu thật sự mua đất xây nhà để ở nhưng chưa đủ tiềm lực kinh tế.

Mới đây, Sở Xây dựng Bình Dương có báo cáo gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về nguyên nhân thực trạng các khu dân cư đầu tư trên địa bàn. Theo đó, đánh giá của Sở Xây dựng là thực tế nhu cầu mua đất, mua nhà để ở của người dân không lớn, trong khi hàng loạt dự án khu dân cư mở ra quá nhiều, cung vượt cầu rất nhiều lần khiến nhiều khu dân cư hình thành theo kiểu "da beo" - lác đác số hộ đến xây nhà ở. Một số khu nhà ở bị đầu cơ, giữ đất để hoang hóa, ít người sinh sống.

Bình Dương hiện có 220 dự án khu dân cư, với tổng diện tích 8.553ha. Tuy nhiên, mới có 51 dự án đã thi công cơ bản hoàn thành, chiếm tỷ lệ hơn 23%, trong khi 94 dự án đang triển khai giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng, chiếm tỷ lệ 43%, trong khi còn 75 dự án còn lại đang giải tỏa.

Tỉnh Bình Dương đã cho thu hồi 38 dự án bất động sản chậm triển khai hoặc không chịu triển khai và sẽ còn thu hồi tiếp các dự án chủ đầu tư có biểu hiện đầu cơ trục lợi, xí phần đất trong khi thiếu năng lực tài chính./.

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...