CHÚNG TÔI CAM KẾT 100% CHIM YẾN SẺ VÀO NHÀ BẠN Ở VÀ LÀM TỔ

1/ TƯ VẤN KHẢO SÁT THIẾT KẾ NHÀ NUÔI YẾN MIỄN PHÍ.
2/ THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ NUÔI YẾN.
3/ CẢI TẠO NHÀ YẾN KHÔNG CÓ CHIM VÀ KÉM HIỆU QUẢ.
4/ CUNG CẤP THIẾT BỊ NUÔI YẾN.
5/ MUA BÁN TỔ YẾN

LIÊN HỆ:

Đỗ Trung Kiên
ĐT: 0903393508
Mail: Kiendo9@gmail.com
TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương....

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Nuôi yến trong nhà: Lấy lộc trời cũng phải có đầu tư

(Tamnhin.net) - Nuôi yến lấy tổ là một nghề đem lại lợi nhuận cao mà chi phí đầu tư chỉ một lần. Phú Yên hiện có nhiều hộ gia đình mạnh dạn đầu tư nghề này với quy mô lớn, tỉ lệ thành công khá cao. Tuy nhiên, cần có sự đầu tư về công nghệ để nghề này phát triển bền vững.

Một góc căn nhà nuôi yến ở Phú Yên.
Vào đầu tháng 5/2005, Công ty Sách thiết bị trường học Phú Yên phát hiện một bầy chim yến vào cư trú trong nhà để xe ô tô tại cửa hàng sách của công ty (221, 223 Trần Hưng Đạo, phường 4, TP Tuy Hòa).
Từ khoảng 30 cá thể chim yến (11 tổ), qua hơn 5 năm bảo tồn và phát triển, đàn chim đã sinh sôi nảy nở, giờ lên đến hàng chục ngàn con. Các nhà nuôi yến ở Phú Yên dần mọc lên sau đó, ước khoảng trên 20 nhà nuôi với gần 20.000 cá thể, tập trung ở TP Tuy Hòa, các huyện Phú Hòa và Đông Hòa.
Lộc trời dễ cho mà khó lấy
Việc phát triển mô hình nuôi chim yến trong nhà tại Phú Yên mang tính tự phát. Các nhà đầu tư chưa nắm vững về kỹ thuật, địa điểm đầu tư chưa tốt, xây dựng nhà chim chưa đúng quy trình, lắp đặt trang thiết bị không đúng nên hiệu quả còn thấp.
Ông Trần Minh Châu, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng chuyển giao công nghệ Phú Yên cho rằng: “Công nghệ nuôi chim yến ở địa phương chưa được hoàn thiện là do người chuyển giao và người tiếp nhận điều hành nhà nuôi chưa am hiểu tường tận lĩnh vực này”.
Đó là các yếu tố tác động từ tự nhiên như khí hậu, thời tiết theo mùa, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, thức ăn...; yếu tố chủ quan cần tác động như âm tần dẫn dụ, tạo mùi thân quen bầy đàn, mùi thu hút dẫn dụ, địa điểm xây dựng nhà nuôi... chưa chuẩn.
Do đầu tư nhà nuôi không theo yêu cầu của các đặc tính tự nhiên của chim yến hàng nên sau một thời gian chim đảo lượn nhưng không ở hoặc ở một thời gian ngắn rồi di chuyển đi nơi khác.
Ông Trần Quốc Bửu, Giám đốc Công ty Sách thiết bị trường học Phú Yên nói: “Chúng tôi rất bức xúc vì một số nhà yến mới làm đã xử lý không đúng kỹ thuật, phá hoại đàn chim. Có nơi phát âm thanh dẫn dụ chim vào nhà rồi đóng cửa, bắt chim yến đem bán, thậm chí bán cho quán nhậu!”.
                                                                                         
Cận cảnh yến đang làm tổ trên trần nhà.
Điều bất cập khác là tốc độ xây dựng nhà nuôi ở Phú Yên quá nhanh so với sự phát triển bầy đàn trong tự nhiên. Địa phương cũng chưa có điều tra về đường đi về, khu vực kiếm mồi, uống nước... của chim yến.
TP Tuy Hòa hiện có nhiều cửa hàng bán yến sào và sản phẩm chế biến từ tổ yến. Tuy nhiên, theo ông Bửu: “Dư luận đã xôn xao chuyện một số người đã làm tổ yến giả tung ra thị trường”.
Tổ yến là vị thuốc chữa được nhiều bệnh và được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng, hiện có giá trên dưới 50 triệu đồng/kg. Tổ yến tại Phú Yên có chất lượng và trọng lượng tương đối cao so với một số tỉnh trong khu vực. Theo ông Trần Văn Hội, Giám đốc Công ty TNHH Bảo tồn và phát triển Yến sào Phú Yên: “Qua thu hoạch những lứa đầu tiên, chúng tôi thấy tổ yến rất dày, sạch, từ 70-80 tổ là đủ 1 kg”.
Đến nay, Phú Yên vẫn chưa có cơ quan nào quản lý chung, làm đầu mối xuất khẩu yến sào. Nhiều ý kiến cho rằng, muốn phát triển nghề nuôi yến bài bản, bền vững, địa phương cần có cơ quan theo dõi, liên kết, đưa ra chính sách, định hướng phát triển, quy trình quy phạm và các tiêu chuẩn về chăn nuôi chim yến.
Đòi hỏi đầu tư và công phu
Các chuyên gia cho rằng, giai đoạn từ năm 2011-2020 là thời điểm vàng cho sự phát triển hang yến nhân tạo và nhà yến tại Phú Yên. Do vậy, cần chú trọng công tác nghiên cứu phát triển việc nuôi chim yến thành một nghề bền vững, nhằm đem lại nguồn lợi từ yến sào cho tỉnh Phú Yên. Tuy nhiên, việc phát triển nghề nuôi yến cần ở mức độ vừa phải, đầu tư có chừng mực, không nên làm rầm rộ.
Điều quan trọng là người nuôi yến cần phải có sự say mê, nắm vững kỹ thuật, thường xuyên quan sát tỉ mỉ, nâng cao hiểu biết của mình về lĩnh vực này; cập nhật thông tin để nâng cấp, chỉnh sửa nhà yến của mình ngày càng hoàn thiện, tạo một môi trường mà chim yêu thích.
                                                                                        
Chim yến ở cửa hàng sách của Công ty Sách thiết bị trường học Phú Yên
Tiến sĩ Nguyễn Khoa Diệu Thu (Viện Sinh học nhiệt đới) chia sẻ: “Người nuôi yến cần có sự nhạy cảm, biết cách xử lý để nhà yến đạt tiêu chuẩn. Giải pháp kỹ thuật nuôi chim yến trên thế giới luôn đổi mới theo hướng ngày càng hiện đại, các nhà nuôi chim yến cần phải không ngừng sáng tạo ra các phương pháp mới”.
Để bảo tồn và phát triển nhanh đàn yến, căn nhà yến cần có nhiệt độ và độ ẩm lý tưởng, khung sàn chim ở phải kín, mềm, dễ bám; bên trong nhà phải yên tĩnh, tránh gây xáo động.
Trong nhà yến cần có xà cho chim đu bám và làm tổ, có hệ thống loa tốt, bộ sưu tập các băng gọi tiếng chim, các kiểu tổ giả để giúp chim non làm tổ lần đầu cho dễ, có chất dẫn dụ chim vào nhà... Việc thu hoạch tổ yến cần đúng thời gian, theo từng đợt 6 tháng/lần là lý tưởng nhất. Nuôi côn trùng cũng là một hướng bổ cứu để nghề nuôi yến phát triển.
Phú Yên có dòng sông Ba với nhiều bãi và cù lao - nơi có nhiều côn trùng làm thức ăn, là một ưu thế trong việc nuôi chim yến. Theo các nhà khoa học, tỉnh cần xây dựng một dự án hoặc đề tài khoa học về nuôi chim yến để phát huy hiệu quả mô hình này.
Đó là việc chọn, quy hoạch địa điểm nuôi, xác định quy mô, đối tượng đầu tư, kiểu hình kỹ thuật cơ bản, chọn nhà thầu tư vấn, những định hướng cụ thể cho phát triển trong tương lai.
 Hiện Công ty Yến sào Khánh Hòa đã tư vấn, chuyển giao công nghệ nuôi chim yến trong nhà cho nhiều hộ gia đình ở Phú Yên. Ông Lê Hữu Hoàng, Giám đốc Công ty Yến sào Khánh Hòa cho hay: “Nghiên cứu khoa học đã xác định, việc nuôi chim yến trong nhà không cạnh tranh với yến hang động tự nhiên mà còn làm cho quần thể đàn chim yến phát triển do phương pháp khai thác tổ hợp lý và điều kiện thu hoạch thuận lợi hơn”.
Theo Hải Đăng

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...